Thực tế, cơ thể con người cần 1 lượng kẽm ZinC rất nhỏ nhưng lại không thể không có vì nếu thiếu sẽ gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, với nam giới, vi chất này sẽ giúp quý ông thể hiện bản lĩnh, phong độ tuyệt đỉnh trong chuyện gối chăn và duy trì nòi giống. Vậy thực sự kẽm có tác dụng gì, liên quan đến nhu cầu sinh lý, khả năng tình dục của phái mạnh như thế nào. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Kẽm ZinC là gì? Ảnh hưởng đến khả năng duy trì nòi giống của nam giới như thế nào?
Trong hóa học, kẽm là kim loại lưỡng tính. Nhưng, các bạn đừng nhầm lẫn, kẽm ZinC trong cơ thể không phải là kẽm hóa học, đó là 1 khoáng chất vi lượng, chiếm hàm lượng cao thứ 2 trong cơ thể, sau sắt.
Thực tế, cơ thể con người chỉ cần 1 lượng kẽm rất nhỏ để quá trình sinh học diễn ra bình thường. Nhưng nhất định không được thiếu hoặc quá dư thừa vì dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Với người trưởng thành, sức khỏe bình thường sẽ cần khoảng 11mg kẽm mỗi ngày. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự sản sinh ra kẽm và không có khu vực nào để dự trữ, do đó chúng ta cần cung cấp kẽm liên tục, thường xuyên và đầy đủ thông qua chế độ ăn uống hoặc các loại thực phẩm hỗ trợ bổ sung kẽm ZinC.
Nồng độ kẽm cao nhất được tìm thấy ở tuyến tiền liệt của nam giới và trong tinh dịch. Theo đó, 1 mg tinh dịch có đến 150 microgam kẽm. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà nguyên tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lý, chất lượng, số lượng tinh trùng và khả năng duy trì nòi giống ở nam giới. Kẽm vẫn được ví von là nguyên tố kim loại của đàn ông bởi nguyên tố này rất cần thiết cho quá trình sản sinh hormone testosterone – hormone có vai trò quyết định đến chất lượng đời sống tình dục của phái mạnh. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu nam giới thiếu kẽm, hormone testosterone sụt giảm sẽ dẫn đến giảm ham muốn, giảm chất lượng, số lượng tinh trùng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai tự nhiên.
Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu khác cũng đã khẳng định: Mỗi lần nam giới xuất tinh sẽ mất khoảng 2 – 6mg tinh dịch, tương đương với khoảng 300-900 microgam kẽm. Điều đó cũng có nghĩa, nếu xuất tinh liên tục, khả năng cao cơ thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt kẽm, gây ra những hệ lụy khôn lường như: phì đại tuyến tiền liệt, giảm nhu cầu tình dục, rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, xuất tinh sớm,… Đặc biệt là với nam giới ở tuổi trung niên – độ tuổi mà các vấn đề về tuyến tiền liệt đã bắt đầu xuất hiện.
Bởi vậy, nếu các quý ông muốn chuyện gối chăn thăng hoa, viên mãn, nâng cao chất lượng, số lượng tinh trùng để thụ thai tự nhiên thành công thì nhất định phải nhớ 2 điều: Kẽm ZinC là nguyên tố “sống còn” và cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm mà cần bổ sung từ bên ngoài.
Kẽm có tác dụng gì? Những vai trò quan trọng khác không thể không nhắc đến
Bên cạnh việc giúp nam giới thể hiện bản lĩnh và sức mạnh giường chiếu, kẽm rất cần thiết với mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ đến phụ nữ và những người lớn tuổi. Sự tồn tại của kẽm sẽ giúp cơ thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Tăng cường sức khỏe hệ thần kinh trung ương
Kẽm và vitamin B6 là hai chất quan trọng đối với hoạt động của các chất dẫn truyền trong não bộ con người, giúp não bộ hoạt động trơn tru, xử lý thông tin nhanh nhạy và luôn minh mẫn. Việc thiếu kẽm sẽ dẫn đến hệ quả như: suy giảm trí nhớ, không tập trung,… Đó cũng là lý do mà các chuyên gia thường khuyên nên bổ sung kẽm cho trẻ nhỏ để không làm ảnh hưởng đến nhận thức cũng như tư duy của các bé khi lớn lên.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu về việc kẽm có tác dụng gì đã cho thấy: Với hàm lượng 80 – 92 mg kẽm mỗi ngày sẽ làm giảm thời gian của tình trạng cảm lạnh lên đến 33%. Điều đó có nghĩa rằng chức năng của hệ miễn dịch sẽ được nâng cao rõ rệt nếu cơ thể được bổ sung kẽm đầy đủ.
Giúp cơ bắp săn chắc và xương khớp khỏe mạnh
Không phải ngẫu nhiên mà những người ở trong môi trường thể thao, vận động nhiều rất chú trọng đến việc bổ sung kẽm hàng ngày đầy đủ. Lý do là bởi kẽm ZinC sẽ giúp cơ bắp săn chắc hơn và phục hồi nhanh chóng.
Ngoài ra, để giúp xương khớp luôn chắc khỏe thì kẽm và canxi là 2 yếu tố bổ trợ nhau không thể thiếu. Nhưng hãy chú ý, 2 nguyên tố này không thể bổ sung đồng thời vì chúng có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.
Giúp vết thương hồi phục nhanh hơn
Một nghiên cứu điều trị ở 60 người bị loét chân do tiểu đường, kéo dài trong 12 tuần đã cho kết quả như sau: Những người được điều trị bằng 200mg kẽm mỗi ngày, kích thước của vết loét được giảm đáng kể, rõ rệt hơn hẳn so với những người chỉ dùng giả dược. Bởi thế, kẽm thường được các bác sĩ kê đơn trong việc điều trị các vết thương ngoài da, vết bỏng hoặc 1 số tình trạng viêm loét khác.
Những công dụng khác của kẽm
- Cân bằng nội tiết tố cho nữ giới
- Giúp làn da và mái tóc chắc khỏe hơn
- Bảo vệ sức khỏe đôi mắt
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác
- Tham gia vào việc điều trị 1 số bệnh như tiêu chảy, cảm lạnh, bệnh do ký sinh trùng, mụn trứng cá, viêm họng, viêm da,…
Phân biệt chính xác để bổ sung kẽm đúng, đủ và hiệu quả
Rõ ràng, kẽm là nguyên tố không thể thiếu đối với cơ thể. Nhưng kẽm có trong thực phẩm nào, bổ sung kẽm như thế nào, bằng loại kẽm nào cho hợp lý thì không phải ai cũng biết.
Hiện tại, có 2 cách cơ bản nhất để tăng cường lượng kẽm cho cơ thể:
Cách 1: Bổ sung những thực phẩm giàu kẽm vào trong thực đơn ăn hàng ngày
Những loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: Thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu); Các loại động vật có vỏ (hàu, ngao, sò, trai,…); Các loại đậu và chế phẩm từ đậu (đậu lăng, đậu nành, đậu gà, đậu phụ,…); Các loại hạt ngũ cốc (hạt bí xanh, hạt điều, hạt vừng, hạnh nhân, lúa mì, yến mạch,…); Trứng; Sữa và nhóm các thực phẩm từ sữa; Rau xanh.
Ưu điểm:
- Việc bổ sung kẽm ZinC qua đường thực phẩm vẫn là giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng bởi mức độ an toàn và hiệu quả. Khi bổ sung các nhóm thực phẩm này, ngoài kẽm thì cơ thể còn được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất khác để phát triển khỏe mạnh và lành mạnh. Tuy nhiên, hãy chú ý tăng cường thêm vitamin C vào thực đơn hàng ngày để việc hấp thụ, chuyển hóa kẽm được tốt hơn.
Nhược điểm:
- Chế độ dinh dưỡng giàu kẽm cũng có những bất tiện nhất định với những người bận rộn, không thường xuyên chế biến được thực phẩm, kinh tế còn eo hẹp, không thể thường xuyên thay đổi thực đơn phong phú.
- Việc hấp thụ kẽm từ các nhóm thực phẩm này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nghĩa là cơ thể sẽ không thể nào hấp thụ được hết toàn bộ số lượng kẽm trong thực phẩm.
- Quá trình chế biến, bảo quản sẽ làm cho thực phẩm mất đi hàm lượng kẽm nhất định. Do đó, rất khó kiểm soát cơ thể đã hấp thụ được bao nhiêu kẽm mỗi ngày.
- Kẽm ở thực vật sẽ khó hấp thụ hơn ở động vật.
Cách 2: Sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm
Chính bởi những hạn chế khó khắc phục từ việc bổ sung kẽm qua đường thực phẩm, qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên các chuyên gia thường khuyên tham khảo bổ sung kẽm qua các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ. Tuy nhiên, cùng với việc hiểu rõ kẽm có tác dụng gì thì việc bổ sung loại kẽm nào là tốt nhất cũng cần phân biệt rõ ràng để đảm bảo hiệu quả.
Hiện tại, có 3 chế phẩm kẽm phổ biến trên thị trường:
Kẽm vô cơ
Là loại kẽm đầu tiên trên thị trường được tổng hợp dưới dạng muối sunfat hoặc clorua. Khi mới ra mắt, những sản phẩm này rất được ưa chuộng bởi giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền, khả năng chi trả của mọi đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, kẽm ZinC này có hạn chế rất lớn là độ hòa tan kém nên việc hấp thụ các dưỡng chất tương đối thấp, dễ xảy ra tình trạng kích thích đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, nôn mửa, khó tiêu,… Hơn thế, khả năng hấp thụ kẽm vô cơ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các ion kim loại khác có sẵn trong thức ăn.
Kẽm hữu cơ
Là dạng kẽm được bán nhiều và rất phổ biến trên thị trường. Loại kẽm này có thành phần chính là gốc muối và axit hữu cơ. Ưu điểm là độ hòa tan cao hơn, cơ thể dễ hấp thụ hơn. Nhưng điểm hạn chế là dễ gây kích thích cho đường tiêu hóa, gây ra phản ứng nôn và giá thành cũng tương đối cao.
Kẽm sinh học
Khác với các loại kẽm tổng hợp như đã kể trên, được sản xuất 1 cách công nghiệp từ các phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm thì kẽm sinh học lại có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Vậy kẽm sinh học có tác dụng gì? Có ưu điểm gì vượt trội?
Cũng là bổ sung kẽm từ tự nhiên. Nhưng việc bổ sung từ thực phẩm hàng ngày có thể còn lẫn tạp chất, không đảm bảo giữ nguyên được hàm lượng kẽm trong thực phẩm thì kẽm sinh học lại khác. Đây là loại kẽm tiên tiến nhất hiện nay, được chiết tách từ chính thực phẩm hữu cơ nên khả năng hấp thụ vào cơ thể cao gấp 3 – 4 lần so với các loại kẽm thông thường. Đồng thời cũng sẽ hạn chế được tình trạng kích ứng đường tiêu hóa. Vì thế, nếu bạn đang thiếu kẽm, nhất là với nam giới đang muốn khắc phục các tình trạng về sinh lý thì kẽm sinh học là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Gợi ý sản phẩm bổ sung kẽm sinh học tốt bậc nhất hiện nay cho nam giới: Hàu Biển OB
Đây là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ hàu sữa tươi – loại động vật giàu kẽm và dưỡng chất nhất. Đồng thời, sản phẩm áp dụng công nghệ chiết xuất thủy phân hiện đại của Nhật Bản để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất và giữ nguyên dưỡng chất có lợi trong từng con hàu. Vì thế, trong mỗi viên Hàu Biển OB có chứa đến 8,8 mg kẽm sinh học, tương đương với việc ăn 12 con hàu sống. Nhờ đó, cơ thể sẽ được hấp thụ kẽm đầy đủ, kích thích sản sinh hormone testosterone nội sinh tự nhiên, bền vững và cải thiện đời sống sinh lý, tình dục tốt hơn, không cần lo lắng đến việc thụ thai tự nhiên hay duy trì nòi giống.
Lưu ý quan trọng: Hàm lượng kẽm có trong mỗi chế phẩm là khác nhau. Việc bổ sung kẽm ZinC cần phù hợp với thể trạng và mức độ hấp thụ của mỗi người. Do đó, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của các chuyên gia để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Bài viết gần đây
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu không tăng chỉ số testosterone
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phải biết để bảo vệ mình và bạn đời
Giải đáp: Quan hệ trước ngày rụng trứng có thai không?
Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và mang thai, chị em nên biết!
Xác suất có thai khi dùng bao cao su là bao nhiêu?