Khi tinh trùng gặp trứng và thụ tinh thành công, một sinh linh bé nhỏ sẽ xuất hiện trên cuộc đời này. Tuy nhiên để đạt được điều tuyệt vời đó, các tinh binh của chúng ta phải trải qua một “trận chiến không ngày trở về”. Vì vậy việc nhận biết dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng hay quá trình này diễn ra như thế nào luôn được rất nhiều độc giả quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây
Quá trình rụng trứng và thụ tinh
Rụng trứng là giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt khi buồng trứng giải phóng một hoặc hai quả trứng (noãn). Sau khi rụng, trứng sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và chờ để được thụ tinh bởi tinh trùng. Thông thường, quá trình này sẽ xảy ra vào ngày thứ 14 trong chu kỳ 28 ngày, nhưng thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào chu kỳ kinh của từng người.
Quá trình tinh trùng gặp trứng
Một người đàn ông khỏe mạnh, bình thường có thể xuất được 40 triệu đến 150 triệu tinh trùng cho một lần xuất tinh. Lượng tinh trùng này được phóng vào âm đạo, từ đây một “cuộc chiến” thực sự sẽ diễn ra.
Những chú tinh trùng mạnh, đuôi dài sẽ bắt đầu bơi ngược dòng vào ống dẫn trứng để gặp trứng, còn những con yếu hơn sẽ chết ngay sau đó một vài phút. Nếu như tình trùng đủ khỏe và bơi nhanh thì chỉ mất 30 phút là có thể gặp trứng, nhưng cũng có thể kéo dài từ vài giờ đến 2-3 ngày. Theo như ước tính, chỉ có khoảng vài trăm tinh trùng có thể tiến lại gần trừng vì trong quá trình di chuyển, tinh trùng sẽ gặp các chướng ngại tự nhiên trong cơ thể phụ nữ khiến những con yếu sẽ bị tiêu diệt.
Tinh trùng thụ tinh với trứng
Mặc dù có hàng trăm con tinh trùng bơi lại gần trứng nhưng chỉ có một con tinh trùng khỏe và nhanh nhất được chui vào trong và thụ tinh, quá trình này thường diễn ra trong 24h. Sau đó, bề mặt của trứng sẽ thay đổi khiến cho các tinh trùng khác không thể xâm nhập vào được nữa. Tại thời điểm thụ tinh này, các đặc điểm về gen của thai nhi sẽ được hoàn tất bao gồm cả việc phân định giới tính là nam hay nữ.
Trứng được thụ tinh bắt đầu làm tổ
Khi đã được thụ tinh, trứng sẽ đến tử cung và bám chặt vào niêm mạc tử cung. Quá trình này được gọi là trứng làm tổ và diễn ra khoảng 3-4 ngày. Trứng thường sẽ hoàn thành quá trình làm tổ trong nội mạc vào ngày thứ 10 sau khi được thụ tinh tại ống dẫn trứng. Ở giai đoạn này, trứng sẽ tiếp tục được phân chia và phát triển thành em bé hoàn chỉnh trong khoảng 40 tuần.
Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng
Khi trứng rụng và được tinh trùng thụ tinh, điều này đồng nghĩa với việc thai nhi bắt đầu được hình thành và đương nhiên cơ thể của người mẹ sẽ bắt đầu thay đổi để thích nghi. Tuy nhiên, hầu hết chị em đều không quá chú ý đến những dấu hiệu sớm này, và chỉ quan tâm khi chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo không xuất hiện.
- Cảm thấy mệt mỏi: Một trong những dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng là mệt mỏi, uể oải và chóng mặt ngay cả khi không làm việc.
- Bầu ngực căng tức: khi có thai, bầu ngực của phụ nữ sẽ có cảm giác căng tức và tăng về kích thước. Phần nhũ hoa sẽ sậm màu, lộ rõ núm vú hơn bình thường.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày: quá trình mang thai kích thích thận hoạt động liên tục để bài tiết nước tiểu
- Ngủ nhiều hơn bình thường: phụ nữ sẽ thường xuyên cảm thấy thèm ngủ vào ban ngày dù ban đêm đã ngủ đủ giấc.
- Nhạy cảm với mùi vị: hậu hết chị em đều gặp tình trạng nhạy cảm với một số mùi vị nhất định
- Buồn nôn và nôn: dấu hiệu nhận biết tinh trùng gặp trứng chính là buồn nôn. Đây được gọi là giai đoạn ốm nghén khi mang thai.
Tăng cường sức khỏe tinh trùng
Như đã trình bày ở trên, việc tinh trùng có gặp được trứng để thụ thai hay không phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của tinh trùng. Tinh trùng khỏe, nhanh mới có cơ hội tiếp cận trứng và tăng cơ hội vào trong trứng để thụ tinh. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng tinh trùng đóng vai trò trong quá trình thụ thai.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Đời sống sinh hoạt lành mạnh không những mang lại lợi ích cho sức khỏe toàn diện mà còn giúp tinh trùng khỏe mạnh. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, tăng cường tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cải thiện về cả chất và lượng của tinh trùng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đàn ông thường xuyên tập luyện thể dục và có lối sống lành mạnh có mức testosterone cao hơn và chất lượng tinh dịch tốt hơn những người đàn ông không hoạt động.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Các loại vitamin D, C, và E đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe của tinh trùng cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch. Việc bổ sung các loại vitamin thường xuyên giúp tăng khả năng di chuyển của tinh trùng, và giảm lượng tinh trùng biến dạng.
Bổ sung đủ kẽm trong chế độ ăn
Kẽm được coi “thần dược” với cánh mày râu bởi chỉ khi cơ thể cung cấp đầy đủ kẽm thì khả năng sinh sản của nam giới mới được duy trì. Thiếu kẽm dẫn tới nồng độ testosterone giảm, dẫn tới chất lượng tinh trùng kém và tăng nguy cơ gây vô sinh.
Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm qua bữa ăn đôi khi không đủ hàm lượng mà cơ thể cần, nhất là với nam giới bước vào thời kỳ mãn dục nam (từ 30 tuổi trở đi). Vì vậy, phái mạnh nên bổ sung kẽm trực tiếp qua đường uống.
Cánh mày râu có thể tham khảo tinh chất hàu biển OB, đang được rất nhiều tin dùng trên thị trường. Hàu Biển OB sử dụng công nghệ chiết suất thủy phân hiện đại nhất hiện nay, giúp giữ lại tinh chất hàu có lợi với hàm lượng kẽm sinh học cao, đồng thời loại bỏ tạp chất có hại. Một viên hàu OB chứa đến 8,8 mg kẽm sinh học và dưỡng chất tương đương với việc ăn 12 con hàu sống giúp kích thích sản sinh testosterone nội sinh một cách tự nhiên, bền vững, cho hiệu quả lâu dài, và hiệu quả. Từ đó, cải thiện chất lượng của tinh trùng giúp tăng tỉ lệ thụ thai thành công.
Bài viết gần đây
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu sau 3 tháng sử dụng không cải thiện chất lượng hoặc số lượng tinh trùng
Hàu biển ob cam kết: hoàn lại 100% tiền nếu không tăng chỉ số testosterone
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phải biết để bảo vệ mình và bạn đời
Giải đáp: Quan hệ trước ngày rụng trứng có thai không?
Cách tính ngày rụng trứng để tránh thai và mang thai, chị em nên biết!
Xác suất có thai khi dùng bao cao su là bao nhiêu?